Cách bảo trì- bảo dưỡng tời điện hiệu quả nhất
Máy tời điện là một trong những vật dụng vô cùng hữu ích, việc bảo quản máy cũng là điều hết sức quan trọng để giữ cho tời điện sử dụng được bền lâu và duy trì được độ mới. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin bổ ích cho quý độc giả về cách bảo trì, bảo dưỡng tời điện tốt nhất tại nhà.
Thời hạn bảo trì, bảo dưỡng tời điện hiệu quả
Có rất nhiều quý khách hàng sử dụng thắc mắc: Liệu rằng nên bảo quản tời điện thế nào cho tốt nhất, thời gian bảo trì bao nhiêu lâu là hợp lý?. Theo các chuyên gia nghiên cứu, khách hàng tốt nhất hãy lên cho mình một lộ trình và thời hạn rõ ràng để bảo dưỡng tời điện, và tốt nhất là nên bảo trì theo hàng tuần, hàng tháng, theo năm và thậm chí là sau mỗi ca làm việc của tời điện. Điều này tùy thuộc vào tình trạng máy, nếu như thời hạn bảo trì, bảo dưỡng theo quý, theo năm thì thời gian bảo trì cần tiến hành lâu hơn bởi vì quy trình sẽ phức tạp và chi tiết hơn để đảm máy tời điện được sử dụng hiệu quả nhất.
Cần chuẩn bị gì để bảo trì, bảo dưỡng tời điện tốt nhất
Cũng giống như các loại thiết bị máy móc khác, tời điện cũng sẽ có quy trình riêng và vật dụng riêng để chăm sóc cho nó. Người dùng cần chuẩn bị những thứ vô cùng đơn giản như khăn mềm để làm sạch. Trước khi bảo trì, quý khách hàng cần lưu ý nên làm sạch, vệ sinh sạch sẽ tời điện trước tiên, bạn nên sử dụng khăn vải mềm để lau sạch những vết bẩn từ bụi hay từ các vết dầu thừa bám trên máy. Có một lưu ý nhỏ, người dùng không nên đổ trực tiếp nước hoặc các hóa chất có tính tẩy rửa cao vào máy vì điều này gây ảnh hưởng lâu dài đến tời điện, nó rất dễ bị hỏng và bị ăn mòn nhanh hơn, thậm chí còn gây ra nhiều lỗi trong quá trình sử dụng
Quy trình bảo trì, bảo dưỡng tời điện
Khách hàng nên thực hiện quy trình này theo định kỳ thường xuyên để đảm bảo tời điện được bền và mới nhất.
Bước 1: Trước khi tiến hành bảo trì tời điện, người dùng nên tiến hành kiểm tra thiết bị, chỉ đơn giản là kiểm tra bằng mắt thường và quan sát xem máy có bị hỏng không?, có bị han gỉ hay dính vật lạ không?. Việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là bước vô cùng quan trọng. Bạn có thể tránh được các trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra và xử lý kịp thời các tình trạng của tời điện.
Bước 2: Sau bước kiểm tra tổng quát, bước tiếp theo người dùng nên bổ sung dầu bôi trơn cho tời điện. Đây cũng là bước vô cùng quan trọng giúp tời điện vận hành trơn tru hơn cho những lần sử dụng tiếp theo. Ngoài ra, dầu còn giúp các bộ phận vận hành mượt mà hơn, giảm ma sát và độ hư mòn tự nhiên của máy. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra kỹ lượng dầu trước khi đổ thêm bởi lẽ nếu quá ít dầu hay nếu quá nhiều dầu cũng đều không tốt và ảnh hưởng xấu đến máy móc. Lượng dầu ở trong tời điện nên ở mức trung bình, không vượt quá 10% là ổn nhất. Bên cạnh đó, người dùng có thể kiểm tra thêm dầu bôi trơn của các bộ phận khác như bánh răng, vòng bi,... nếu thiếu thì có thể bổ sung thêm.
>>Xem các máy tời điện sử dụng nâng hạ vật nặng
Bước 3: Kiểm tra bộ phận dây cáp tải
Đây là bộ phận vô cùng quan trọng vì nó là bộ phận trực tiếp chịu tải. Nếu cáp có bất cứ vấn đề gì thì cần phải xử lý ngay nếu không sẽ rất dễ gây ra tai nạn. Kiểm tra xem cáp tải có gặp các vấn đề sau không: han gỉ, đứt gãy, bị mòn,...Lưu ý, người dùng nên thay mới nếu như độ mòn vượt quá 2-5% hoặc sợi cáp bị đứt lớn hơn 6 sợi trên 1 bó
Bước 4: Phanh cần phải kiểm tra kỹ lưỡng
Lưu ý kiểm tra phanh và điều chỉnh phanh: phanh điện tử, phanh thủy lực. Nếu như bộ phận này bị ăn mòn chỗ lỗ chốt hay trục chốt, lỏng lẻo thì cần phải thay thế ngay. Bên cạnh đó cũng cần loại bỏ vết dầu thừa bám lên phanh để hạn chế sự trơn trượt
Bước 5: Kiểm tra lại độ mòn của trục và của bánh răng
Kiểm tra xem bánh răng có hở hay có bị gãy không. Kiểm tra độ mòn của trục, ổ trục, bánh răng sao cho độ mòn không vượt quá 20%, khe hở giữa ống bọc đồng và ổ đỡ trục không được lớn hơn 0.4mm, khe hở hai bên bề mặt bánh răng của bộ giảm tốc tời cũng không được lớn hơn 1,8mm
Bước 6: Kiểm tra lại móc cẩu tời điện
Người dùng kiểm tra đảm bảo cho móc cẩu không bị nứt vỡ, bị cong, kiểm tra chốt an toàn xem có hoạt động hay không. Nếu bị vỡ cần phải thay thế ngay
Bước 7: Kiểm tra phớt chắn dầu và tay điều khiển
Phớt chắn dầu thường lặp đặt ở vị trí có vòng bi giúp ngăn dầu tràn ra ngoài. Do đó, bạn nên kiểm tra xem nó có bị co lại hay nứt vỡ, bị rò rỉ hay không để kịp thời xử lý
Xem thêm: Cách sử dụng tời điện an toàn
Tay điều khiển có các nút bấm trên tay điển khiển xem có sử dụng linh hoạt không, nhanh nhạy không. Nếu có điểm nào chưa hoàn thiện bạn nên thay thế và khắc phục kịp thời
Trên đây là cách bước bảo trì, bảo dưỡng tời điện. Tời điện tốt hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức bổ ích về tời điện. Chúc quý khách hàng bảo dưỡng tời điện hiệu quả!