Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của moto tời điện
Trên thiết bị tời điện có rất nhiều các chi tiết khác nhau trong đó thiết bị cung cấp momen để kéo vật chính là motor tời điện. Sử dụng tời điện lâu ngày chắc hẳn bạn đã đã biết về thiết bị này nhưng chưa biết sâu về nó. Trong bài viết này sẽ trình bài tất cả các kiến thức về động cơ điện mong nó sẽ giúp ích cho bạn. Cùng tìm hiểu nhé!
1, Motor tời điện là gì?
Motor tời điện là một thiết bị được lắp trên tời điện có tác dụng chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ, tạo ra momen xoắn để quay trục giúp tời có thể kéo vật nặng lên hoặc hạ vật nặng xuống.
Mô tơ tời điện có hai loại là motor tời điện 1 pha sử dụng nguồn 220V 50Hz và motor tời điện 3 pha sử dụng nguồn 380V. Tùy theo thiết bị mà sẽ lắp motor tương ứng.
2, Cấu tạo của motor tời điện
Như đã nói với motor tời điện chia làm hai loại 1 pha và 3 pha, bởi vậy mà cấu tạo của nói cũng khá khác nhau. Chi tiết cấu tạo của từng loại motor như sau:
Cấu tạo motor tời điện 1 pha: Giống với các loại động cơ điện khác motor tời điện 1 pha có 2 bộ phận chính là roto và stato. Trên stato của motor tời điện một pha sẽ có các thanh thép được kết nối với nhau sau đó người ta quấn các cuộn dây theo chiều dọc các thanh thép đó. Phần roto cũng có cấu tạo là các thanh thép bên trong có quấn dây đồng dọc thanh, chúng được kết nối với nhau thành một lồng khép kín hình trụ.
Cấu tạo motor tời điện 3 pha: tương tự như motor tời điện 1 pha, motor tời điện 3 pha cũng có cấu tạo gồm 2 phần chính là roto và stato tuy nhiên về cấu tạo nó hơi khác một chút. Ở trên thiết bị này stato sẽ được quấn 3 cuộn dây và chạy dọc trong các thanh thép bên trong các rãnh thép. Còn về phần roto thì tương tựu giống với roto của motor tời điện 1 pha.
>>Nếu bạn có nhu cầu mua tời điện có thể tham khảo các loại Máy tời điện chất lượng giá rẻ
3, Nguyên lý hoạt động của motor tời điện
Dù là motor 1 pha hay motor 3 pha thì chúng đều có một nguyên lý hoạt động chung giống với các loại động cơ điện khác trên thị trường là hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi ta cho một dòng điện có tần số f chạy qua cuộn dây stato thì ngay lập tức nó sẽ sinh ra từ trường, từ trường này tác động đến các thanh thép và cuộn dây quấn trên rotor làm cho nó quay theo một số vòng nhất định.
Thêm một lưu ý nữa với động cơ tời điện 1 pha khi khởi động thường sẽ cần một thiết bị kích chuyển động thường sẽ là thiết bị tụ điện, còn với động cơ 3 pha thì không cần.
4, Một số lưu ý trong quá trình sử dụng động cơ tời điện
Để sử dụng motor tời điện hiệu quả bạn cần phải tuân thủ các quy định sử dụng mà nhà sản xuất đưa ra. Một vài lưu ý trong quá trình sử dụng như:
- Không nên sử dụng tời điện để kéo quá tải trọng sẽ gây cháy motor.
- Sử dụng đúng với nguồn điện ghi trên thiết bị không được phép lẫn lộn giữa tời điện 1 pha và tời điện 3 pha.
- Bảo trì bảo dưỡng moto định kỳ sẽ giúp cho motor hoạt động ổn định và gia tăng tuổi thọ sử dụng.